KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH VÀ TỔ CHỨC CUỘC HỌP HIỆU QUẢ

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

Sau khi tham dự khóa học, học viên sẽ:

   - Thấu hiểu được vai trò, tầm quan trọng và những yếu tố nền tảng, ảnh hưởng đến kết quả của việc trình bày, thuyết trình hoặc hội họp hiệu quả;

-   Thấu hiểu và biết ứng dụng những công cụ, dụng cụ, phương pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát tối ưu quá trình trình bày,thuyết trình và tổ chức hội họp;

 -  Biết cách tiếp nhận, phản hồi thông tin hiệu quả và chủ động; Biết cách kiểm soát, dẫn dắt người tham dự hướng về mục tiêu chung;

 -  Nắm được nguyên tắc và biết cách giải quyết những tình huống phức tạp trong quá trình thuyết trình hoặc hội họp;

PHƯƠNG PHÁP

   - Các chuyên gia với những kinh nghiệm thực tiễn tại các nhà máy, công ty hàng đầu sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng hữu ích nhất.

  - Học viên sẽ được tham gia những bài tập cụ thể mà các chuyên gia đưa ra từ thực tiễn để học viên thực hành, vận dụng tại lớp giúp nâng cao kỹ năng, chuyên môn

 - Học viên trao đổi, chia sẽ và đưa ra những thắc mắc để các chuyên gia hỗ trợ, giải đáp

Phần I. Chân dung người chủ trì thành công buổi thuyết trình/ cuộc họp

 1.Xác định các yếu tố tạo nên buổi thuyết trình/ hội họp thành công:

§  Mức độ ảnh hưởng của buổi thuyết trình/ hội họp với các đối tượng tham gia;

§  Tâm lý và cảm xúc của các đối tượng tham gia;

§  Chuỗi hành vi hiệu ứng sau buổi thuyết trình/ hội họp

 2. Xác định tố chất và kỹ năng của người chủ trì thành công:

§  Tố chất và kỹ năng cần có;

§  Các công cụ, dụng cụ và phương pháp hình thành kỹ năng. 

Phần II. Chuẩn bị - giai đoạn tối quan trọng

  1. Phân tích môi trường và các yếu tố ảnh hưởng:

§  Tìm hiểu đối tượng tham dự - tầm quan trọng và sự cần thiết

§  Phương cách tiếp cận, trình bày - sự thành công trong tầm tay.

 2. Thiết kế đề cương nội dung trình bày:

§  Mục tiêu cuối cùng cần hướng đến và các tiêu chí xác định;

§  Thu thập tài liệu và các phương pháp chọn lọc;

§  Nội dung trình bày và cách thức trình bày hiệu quả.

Phần III. Chủ trì hiệu quả và các kỹ thuật thiết yếu

  1. Phương pháp vượt qua những trở ngại của bản thân:

§  Kỹ thuật vượt qua “nỗi sợ hãi”;

§  Kỹ thuật xác lập tâm thế;

§  Tầm quan trọng của những trải nghiệm thực tế.

  2. Kiểm soát môi trường tác nghiệp:

§  Dự báo & tiên liệu những rủi ro có thể xảy ra;

§  Xây dựng phương án dự phòng & ngăn ngừa;

§  Kỹ thuật tạo bầu không khí thân thiện ngay từ đầu;

§  Kỹ thuật kiểm soát và định hướng mục tiêu cho người tham dự;

§  Kỹ thuật tiếp nhận thông tin (ngôn ngữ & phi ngôn ngữ) & phản hồi.

 3. Phương pháp xử lý những tình huống phức tạp (sự cố) phát sinh;

 4.Giới thiệu một số phương pháp “giải quyết vấn đề” trong hội họp:

§  Kỹ thuật brain-storming;

§  Phương pháp PDCA.

Phần IV. Những lưu ý quan trọng không thể thiếu

  1. Ngoại hình và cách thức giao tiếp phi ngôn ngữ (trang phục, điệu bộ, cử chỉ, tâm trạng, thái độ …);

  2. Giao tiếp & nghệ thuật sử dụng ngôn từ hiệu quả

  3. Những sai lầm “chết người” cần tránh;

  4.  Những yếu tố tạo thăng hoa, cộng hưởng cần phát huy.